Một trong các phương pháp kiếm tiền từ công việc kinh doanh đang được khá nhiều người quan tâm chính là FBA. Vậy FBA là gì? Làm sao để kiếm tiền với FBA? Nếu các bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
FBA là gì?
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ FBA là gì? Fulfillment by Amazon hay FBA chính là dịch vụ hỗ trợ lưu kho và chuyển hàng được Amazon cung cấp cho những người tham gia bán hàng trên Amazon.
Hiểu đơn giản hơn thì dịch vụ FBA sinh ra nhằm mục đích hỗ trợ những người bán hàng của Amazon – trang thương mại trực tuyến bán lẻ hàng đầu thế giới.
Theo đó, người bán hàng tại đây chỉ cần bán hàng, còn việc giao hàng như thế nào Amazon sẽ giúp bạn xử lý.
Nhờ vào phương thức hỗ trợ này mà người bán hàng trên Amazon không cần phải chuẩn bị kho trữ hàng hay lo lắng về vấn đề vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
Tất cả đã có sự hỗ trợ từ Amazon. Khi có đơn hàng, bạn chỉ cần chuyển cho Amazon và họ sẽ đóng gói, vận chuyển giúp bạn.
FBA hoạt động như thế nào ?
Quy trình hoạt động của Amazon FBA là gì? Có những bước nào? Dưới đây là thông tin chi tiết:
Quy trình hoạt động của FBA
Dịch vụ FBA hoạt động theo 6 bước sau đây:
Bước 1: Chuyển hàng tới trung tâm FBA của Amazon
Bước 2: Lưu hàng trong kho Amazon và hàng hóa ở trạng thái “Chờ giao hàng”
Bước 3: Người bán đăng bán sản phẩm trên website Amazon (hiện Amazon chỉ hỗ trợ giao hàng cho 2 quốc gia là Mỹ và Anh)
Bước 4: Khách hàng chọn mua hàng trên store của Amazon
Bước 5: FBA lấy hàng từ trong kho đem đóng gói
Bước 6: FBA vận chuyển hàng hóa tới tận tay khách hàng
Cách thức gửi hàng trên FBA
Để gửi hàng trên FBA các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm và liên hệ với một nhà kho trung gian tại Mỹ để vận chuyển hàng hóa tới Amazon. Đơn vị này sẽ đưa ra cho bạn báo giá cụ thể. Việc của bạn là lựa chọn một đối tác phù hợp và đáng tin cậy
Bước 2: Vận chuyển hàng hóa tới kho bên Mỹ
Bước 3: Thiết lập vận chuyển từ tài khoản Amazon seller để cho nhà kho của Amazon có thể thực hiện in label và vận chuyển tới Amazon warehouse
Mời user permission mà bên dịch vụ thứ 3 yêu cầu qua email
Invite email của họ
Chờ họ đồng ý thì các bạn vào confirm và edit
Thực hiện edit trong 2 mục inventory và fulfillment setting
Bước 4: Hoàn thành Fulfilment Setting
Vào mục my inventory để chọn sản phẩm cần đưa vào nhà kho
Điền vào địa chỉ ship from và số lượng sản phẩm
Hướng dẫn kiếm tiền trên Amazon
Để tiến hành kiếm tiền trên FBA Amazon không phải việc khó nhưng cũng không hề dễ dàng cho những người không có kinh nghiệm. Và dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể kiếm tiền trên Amazon:
Bước 1: Thiết lập ban đầu
Đầu tiên các bạn cần phải đăng ký tài khoản bán hàng – Seller account tại Seller Center và bắt đầu cài đặt thông tin tài khoản.
Sau đó đăng ký thêm tài khoản Payoneer để thực hiện thanh toán. Khi đăng ký các bạn sẽ được cấp tài khoản ngân hàng tại Mỹ và thẻ Debit Mastercard.
Bước 2: Nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm sẽ giúp các bạn chọn ra được sản phẩm nào có tiềm năng nhất, giúp bạn thu lời tốt khi kinh doanh trên Amazon. Vậy chọn mặt hàng kinh doanh trên fulfillment by Amazon là gì thì khả thi?
Để xác định được mặt hàng kinh doanh các bạn cần nghiên cứu thị trường, phân tích sản phẩm. Trong khi phân tích sản phẩm các bạn cần lưu ý phân tích:
👉 Categories – Danh mục sản phẩm: Chỉ cần vào trong trang nguồn hàng và tìm kiếm danh mục sản phẩm bạn quan tâm, sau đó xem sản phẩm nào ưng ý, có khả năng bán hàng tốt để lựa chọn
👉 Từ khóa: Việc nghiên cứu từ khóa mà người dùng tìm kiếm về sản phẩm đó cũng rất quan trọng. Hãy xem khi muốn mua sản phẩm đó, người dùng thường tìm kiếm từ khóa nào, độ khó cao không, số lượng người tìm kiếm trung bình theo tháng, năm, giai đoạn nào nhiều, giai đoạn nào ít,…
👉 Đối thủ cạnh tranh: Hãy xem xét khi kinh doanh mặt hàng đó các bạn sẽ cạnh tranh với những đối thủ nào, họ tới từ đâu, những sản phẩm họ kinh doanh là gì và giá cao bao nhiêu
Bước 3: Tìm kiếm supplier và đặt hàng mẫu
Bước 4: Đàm phán cụ thể về giá cả, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ để được nhiều ưu đãi nhất
Bước 5: Khai báo sản phẩm hay list item, tạo shipment
Các bạn có thể lựa chọn một trong 2 hình thức:
Resell: Tức là bán những sản phẩm đã có sẵn như đồ thể thao của các hãng Nike, Adidas,…
Private label: Tự tạo ra một nhãn hàng của riêng mình. Ví dụ mua các sản phẩm áo phông sau đó thiết kế bao bì, logo, đóng gói sản phẩm riêng
Bước 6: Đặt hàng và vận chuyển
Bước 7: Khởi chạy sản phẩm – Product launch
Bước 8: Quản lý hàng tồn kho và đặt hàng bổ sung
Bước 9: Hoàn thành kinh doanh FBA Amazon
Ưu và nhược điểm của FBA
Ưu điểm
Hình thức kinh doanh FBA đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nó thực sự có khá nhiều ưu điểm. Vậy các ưu điểm của Amazon FBA là gì? Đó là:
✔ Nguồn truy cập khổng lồ: Amazon là một trong các website thương mại điện tử bán lẻ lâu đời và lớn nhất thế giới hiện nay. Số lượng người truy cập website này mỗi ngày lên tới vài chục triệu người. Vì vậy, kinh doanh FBA chính là sử dụng chiến thuật “đứng trên vai người khổng lồ”, giúp bạn có sẵn lượng khách hàng đông đảo
✔ Thuận tiện: Như đã đề cập, khi kinh doanh theo hình thức FBA Amazon các bạn sẽ được hỗ trợ mọi khâu, từ lưu trữ hàng hóa, đóng gói cho tới vận chuyển. Nhờ vậy các bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức và nhân công
✔ Đa kênh: Không chỉ riêng người dùng trên Amazon mà ngay cả các doanh nghiệp trực tuyến, cửa hàng Online cũng có thể sử dụng Amazon như một đơn vị phân phối
✔ Niềm tin của người tiêu dùng: Một trong những lý do giúp Amazon phát triển đó là sự uy tín, chất lượng. Vì vậy, các cửa hàng kinh doanh trên Amazon rất được tin tưởng
✔ Prime Shipping: Nếu trở thành thành viên Prime các bạn sẽ được nhận một mặt hàng trong vòng 2 ngày làm việc
✔ Tỷ lệ chuyển đổi cao: Số lượng người truy cập mua sắm trên Amazon cực lớn giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng
✔ Hỗ trợ khách hàng: Amazon luôn hỗ trợ khách hàng chu đáo và có chính sách chăm sóc khách hàng tuyệt vời
Nhược điểm
❌ Chi phí cao: Kinh doanh FBA Amazon các bạn sẽ phải trả 39.99USD/tháng phí cơ bản và 30% giá trị sản phẩm
❌ Thời gian chuẩn bị dài: Mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị kinh doanh trên Amazon
❌ Cạnh tranh: Số lượng seller cùng bán một mặt hàng trên Amazon cao nên tỷ lệ cạnh tranh lớn
❌ Không có thông tin khách hàng: Amazon không cho phép hiển thị thông tin khách hàng nên không thể duy trì quan hệ lâu dài với khách cũng như tiếp thị lại
❌ Khó để xây dựng thương hiệu và có tính rủi ro
Trên đây là giải đáp cho những ai đang tìm hiểu về FBA là gì?
Bài viết tham khảo: